Panel màn hình tivi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hiển thị hình ảnh của thiết bị. Vậy panel tivi là gì? Cùng Trung tâm sửa tivi tại nhà Thái Nguyên tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1. Panel tivi là gì?
Panel (khung hiển thị) là một bộ phận không thể thiếu đối với các loại màn hình tinh thể lỏng LCD. Panel là một tấm phẳng có chứa các tinh thể lỏng và có chức năng quan trọng trong việc hiển thị hình ảnh và màu sắc thông qua các điểm ảnh khi có dòng điện chạy qua. Tuy nhiên, panel không hoạt động độc lập mà cần kết hợp với các bộ phận khác của màn hình, ví dụ như đèn nền phía sau để hiển thị hình ảnh vì panel không có khả năng tự phát sáng.
Có thể nói, panel tivi có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh, mức độ độ phân giải, độ sâu màu sắc và độ tương phản của khung hình khi hiển thị cho người xem. Chính vì vậy, bộ phận này có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng của một chiếc tivi. Vậy hiện nay có những công nghệ panel nào? Cùng Trung tâm sửa tivi tại nhà Thái Nguyên tìm hiểu ngay sau đây nhé.
>>>Xem thêm: Tivi OLED là gì? Ưu và nhược điểm của tivi OLED là gì?
2. Các công nghệ panel tivi phổ biến hiện nay
Bạn đã biết panel tivi là gì và nhiệm vụ quan trọng của bộ phận này đối với màn hình. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại công nghệ panel với các đặc tính và mức giá khác nhau. Việc lựa chọn áp dụng loại panel nào cho màn hình tivi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tái tạo hình ảnh của thiết bị. Sau đây là thông tin của một vài loại panel tivi phổ biến:
Twisted Nematic (TN)
Màn hình Twisted Nematic là công nghệ phổ biến ra đời vào những năm 1970. Công nghệ Panel TN đã được Richard Williams - một nhà vật lý học làm việc tại RCA lên ý tưởng nghiên cứu từ năm 1962. Tuy nhiên, khi đó, dòng điện cần thiết để nghiên cứu ra TN quá cao và không phù hợp với các ứng dụng thực tế nên đã bị cho dừng lại. Đến năm 1964, Heilmeier, Louis Zanoni và nhà hóa học Lucian Barton của RCA đã tiếp tục dự án và hoàn thiện nó vào năm 1868.
Có thể nói, TN là công nghệ màn hình cực kỳ phổ biến trong nửa cuối thập kỷ 90, những năm đầu 2000 và vẫn được áp dụng trong các màn hình LCD cho đến nay. Panel TN chủ yếu được ứng dụng cho các thiết bị có màn hình nhỏ như máy tính, điện thoại di động, màn hình máy ATM,...
Panel Twisted Nematic (TN) |
Một số ưu điểm của màn hình TN được đánh giá cao như sau:
Panel TN có thời gian đáp ứng cực kỳ nhanh (thường từ 1ms đến 5ms) nên hạn chế được hiện tượng mờ hình, xé hình trong các nội dung chuyển động nhanh như thể thao hoặc khi chơi game;
Có tỷ lệ tương phản tốt nên mang đến hình ảnh rõ ràng và sắc nét;
Có giá thành thấp hơn so với các panel khác như IPS hoặc OLED.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm thì panel TN cũng có một số điểm hạn chế nhất định như:
Khả năng hiển thị màu sắc có độ chính xác chưa cao do TN chỉ có 6 bit mỗi màu (18 bit tổng) nên không hiển thị đủ 16,7 triệu màu như các panel khác.
Panel TN có góc nhìn hạn chế, dù hiện nay đã được nâng cấp nhưng nhìn chung vẫn hẹp hơn so với các loại màn hình khác.
Vertical Alignment (VA)
Tấm nền VA xuất phát từ sự kết hợp giữa hai loại panel TN và IPS. Tấm nền loại VA hoạt động kết hợp với hệ thống đèn nền và bộ lọc màu để tái hiện hình ảnh theo chiều dọc, được đánh giá cao khi có khả năng tái tạo màu sắc tốt hơn và cung cấp góc nhìn rộng hơn so với panel TN.
Panel TV được chia thành 2 loại chính là MVA (Multi-Domain Vertical Alignment) và PVA (Patterned Vertical Alignment). Chúng có thành phần cấu tạo tương đồng và khác nhau về cách thức hoạt động. Hiện nay, PVA có bản nâng cấp là S-PVA còn MVA cũng được chia thành nhiều phiên bản như P-MVA, A-MVA và S-MVA.
Panel Vertical Alignment (VA) |
Một số ưu điểm mà công nghệ VA mang đến cho màn hình tivi như sau:
Có khả năng tái tạo màu sắc cực chính xác với khối lượng màu sắc có thể lên đến 8 bit màu (24 bit tổng);
Có tần số quét ổn định, không quá thấp và có thể lên đến 200Hz nên hạn chế được các hiện tượng mờ hình, xé hình trong các cảnh quay nhanh;
Cung cấp hình ảnh với độ tương phản cao, thể hiện hình ảnh tốt hơn so với panel TN và IPS.
Bên cạnh ưu điểm thì panel VA cũng có một số điểm chưa hoàn thiện bằng các loại màn hình khác như tuổi thọ không cao, tốc độ phản hồi không nhanh bằng tấm nền TN,... Tấm nền VA hiện nay được ứng dụng cho màn hình các thiết bị như điện thoại, máy tính,...
In-plane switching (IPS)
Công nghệ panel IPS được phát triển bởi Hitachi vào năm 1996 với mục đích cải thiện những đặc điểm mà các loại panel khác chưa làm được. Các lớp tinh thể lỏng trên tấm nền IPS được xếp song song thay vì chiều dọc như VA, kết hợp cùng 2 lớp kính phân cực ở phía trên và dưới để mở rộng góc nhìn và giảm lượng ánh sáng tán xạ.
Panel In-plane switching (IPS) |
Màn hình panel IPS cung cấp khối lượng màu 8 bit (24 bit tổng) nên thể hiện đủ 16,7 triệu màu;
Cung cấp góc nhìn rộng nhất trong 3 loại panel TN, VA và IPS;
Hiển thị hình ảnh với độ tương phản cao nên khung hình hiện ra rõ ràng và sắc nét hơn.
Màn hình IPS thường được đánh giá cao hơn so với TN và VA nhưng loại panel này vẫn còn một số khuyết điểm như:
Tiêu tốn điện năng nhiều hơn so với TN và VA;
Chi phí sản xuất loại panel này cũng đắt hơn so với TN.
Panel IPS sở hữu nhiều ưu điểm về khả năng tái tạo hình ảnh nên được ứng dụng rộng rãi trên các thiết bị dùng cho công việc thiết kế đồ họa, tivi, điện thoại thông minh,...
3. So sánh 3 loại màn hình TN, VA và IPS
Bên cạnh thông tin về panel tivi là gì thì bạn hãy tham khảo bảng sau để nắm được một số sự khác biệt giữa 3 loại panel TN, VA và IPS:
|
TN |
VA |
IPS |
Khả năng hiển thị màu sắc |
Màu sắc mờ, nhạt (6 - 8 bit) |
Hình ảnh sâu sắc, đen đậm (8 bit) |
Hình ảnh đẹp, màu sắc rõ nét (8 bit) |
Tần số quét |
Cao (240Hz) |
Trung bình (165Hz - 200Hz) |
Thấp (165Hz) |
Tốc độ phản hồi |
Nhanh (có thể đạt 1 ms) |
Chậm (khoảng 8 - 10 ms) |
Trung bình (4 ms) |
Góc nhìn |
Hẹp (170 độ) |
Rộng (178 độ) |
Rộng (178 độ) |
Tiêu thụ điện năng |
Thấp |
Ít |
Nhiều (hơn 15% so với TN) |
Tuổi thọ màn hình |
Cao |
Tương đối thấp |
Cao |
Trung tâm sửa tivi tại nhà Thái Nguyên vừa gửi đến bạn một số thông tin về khái niệm panel và một số thông tin về 3 loại panel cơ bản là TN, VA và IPS. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về panel tivi là gì và cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về các công nghệ điện tử trên thị trường hiện nay.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét